Blog Chu Bang
tin tuc cong nghe kiem tien qua mang iphone 8 huong dan seo
1 2 3 4

Về đặc điểm cơ bản: thính trôi có mùi tanh - thối . 
1-Cám gạo sống: 2 Lạng 
2-Cám Ngô 3 Lạng 
3- trứng ung 3 quả
1-2-3: trộn đều ủ 3-5 ngày buộc chặt
Khi đem ra câu: trộn với 1/2 gói cám trứng, và 2-5 quả trứng vịt: ( chú ý- thính khô thì cho thêm trứng )
Khi đánh không nên đánh xa quá- khoảng 20m quay đầu. Khuyến khích các Bác đánh tứ nhé. Cá đấm phao nhanh- tập trung cao độ khi có tăm vào
Chúc các Bác thành công.

Bạn đang tìm kinh nghiệm câu cá rô phi, hãy tham khảo thông tin sau đây, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến câu đầy thú vị.

Câu cá rô phi là một trong những thú tiêu khiển được nhiều cần thủ lựa chọn với những kinh nghiệm câu cá rô phi mà bài viết cung cấp sẽ là một kiến thức cơ bản cho bạn trong hành trình đi câu.


1.Mồi câu:
Rô phi là loài cá phổ biến tại Việt Nam, bạn có thể câu loài cá này ở các mương, ruộng hay ao hồ, bạn có thể câu cá rô phi bằng lưỡi câu đơn hay đôi tùy ý với các mồi câu như giun đỏ, trùng chỉ, tôm, trứng kiến hay mồi bột,..cũng có thể câu cá rô phi bằng lục với cách câu rà ổ. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao.

Câu bằng lục:
Phương pháp câu bằng lục có nghĩa là khi câu bạn thấy cá đè nặng và làm phao câu bị lung lay,chìm xuống nước thì nên giật mạnh lên vì chắc chắn cá đã cắn câu.Với kiểu câu này bạn phải chế ổ thính thích hợp với loài cá. Rô phi rất khoái với món bột ngô rang cháy và trứng kiến, do vậy khi làm mồi câu cần chú ý ưu tiên 2 thành phần này. Cách làm loại mồi câu này bạn trộn Cám gạo rang sậm + bột ngô rang cháy +nước ngâm thóc thủm + mẻ + trứng kiến + đất sét cho vào chật và nhào thật kỹ cho đến khi hỗn hợp thơm, thủm, không nhão cũng không cứng là được.
Đến chỗ câu bạn cần có kinh nghiệm chọn một vị trí thích hợp, buông cần câu theo dòng chảy của nước và đợi trong chốc lát. Nếu thấy cần và phao câu nhún xuống bạn nên giật mạnh cần vì lúc này cá đã cắn câu.

câu cá rô phi

Thính rô phi:
-Cám gạo
-Gạo tẻ ngâm với nước nóng cho vào thùng đậy kín 2 – 3 ngày đến khi có mùi chua thì thôi
-Cơm hơi nát để nguôi
-Khoai lang nướng
-Bột cá hoặc cám chim

2. Cách câu rà ổ
Cá rô phi thường có tập tính làm ổ khi trưởng thành , ổ rô phi tùy thuộc vào kích thướt của cá con, và từ lớn khoảng 30 – 45 cm, cách câu ở đây bạn cần đặt nhiều chì buông cần ở tại dòng nước chảy, chắc chắn bạn sẽ rà trúng ổ của loài cá rô phi.
Phao câu rà ổ thường khoảng 20cm ,nếu phao nặng quá khi câu ở tầm ngắm sẽ không chạy được và nếu phao nhỏ và nhẹ quá cũng không quăng được xa, thậm chí còn bị vướng vào cần câu.


Với những kinh nghiệm câu cá rô phi trên sẽ là tiền đề cơ bản cho những chuyến câu sắp đến của bạn. Chúc bạn thành công!

Cá trôi là 1 loài cá rất tinh khôn và vô cùng nhút nhát, đi ăn luôn đi rất nhẹ nhàng và luôn dò xét xung quanh cẩn thận rồi mới vào nơi có thức ăn. Chỉ cần có động 1 phát là nó bỏ đi ngay lập tức và không quay trở lại. Nhưng không phải vì thế mà ta không có cách câu chúng. Ta phải dựa vào đặc điểm đi ăn của chúng để câu. Con trôi khi đi ăn chúng thường hay chọn những nơi hiểm hóc như chân cầu, cọc...để dựa vào ăn và dễ dàng lẩn trốn khi có nguy hiểm. Chính vì vậy khi câu cá trôi ta nên chọn những khu vực có cọc , chân cầu gần bờ để câu chúng là hiệu quả nhất. VD như các chân cọc và chân cầu tại các hồ như hình này

lam moi cau ca troi
Thêm chú thích

Cá nhân tôi câu trôi thì tôi hay chọn các chân cọc hoặc chân cầu tre ngoài hồ để câu vì nơi đó là nơi dễ dàng bắt được trôi to. Tôi thường thả 1 cục thính chỉ bằng trái cam nhỏ xuống sát ngay chân cầu hoặc chân cọc. Khi nào thấy tăm trôi thì mới đặt lưỡi xuống câu. Có 1 đặc điểm này mọi người nên để ý : sau khi thả thính và chờ đợi, khi nhìn thấy có tăm trôi lác đác ngay tại chỗ thả thính thì đừng vội câu. Lúc đó là con cá đang vòng quanh dò xét từ từ, hãy đợi cho đến khi nào nhìn thấy tăm lên nhiều và liên tục thì lúc đó là lúc con trôi đang ăn tại ổ và nó đang ăn rất hăng say, đó mới là thời điểm thuận lợi để bắt chúng. Tôi thường chờ đợi cho đến khi tăm lên nhiều và lên liên tục là lúc con trôi say mồi thì tôi mới nhẹ nhàng đặt lưỡi xuống và xa ổ 1 chút, sau đó mới thật nhẹ nhàng rê lưỡi vào sát chỗ tăm cá. Chỉ vài phút là con cá sẽ tì vào dây ngay lập tức ( cách này dùng cho câu lục ). Những con trôi bắt ở các chân cọc thường là những con trôi to và thậm chỉ rất to. Con bé cũng 3-4kg, con to cũng 7-8kg. Mọi người nên chọn thời điểm con cá đang hăng say ăn mồi thì đó là thời điểm bắt chúng dễ nhất. Để nhận biết thì phải nhìn tăm con cá. Loài cá trôi có 1 đặc điểm rất dễ dàng phát hiện đó là khi chúng lang thang vào quanh khu vực thả mồi thì tăm của chúng lên rất lác đác. Nhưng khi chúng ăn mồi hăng say thì chúng phun tăm lên nhiều và liên tục chứ không lác đác như lúc đầu. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thời điểm để câu chúng sao cho thích hợp nhất.

Mồi câu trôi tôi hay sử dụng các thành phần như sau : ngô hạt xay vỡ, đậu phộng xay vỡ và đỗ tương ( đậu nành ) xay vỡ, gạo. Mỗi nguyên liệu tôi thường ủ cho lên men rất lâu. Các nguyên liệu sau khi lên men mạnh đều có mùi như mùi lên men rượu và mùi chua rất mạnh. Với cá trôi thông thường mới thả tại các hồ thì chúng thường thích ăn các loại mồi có vị thơm và chua dịu. Còn với những con trôi to sống lâu năm thì chúng thường chọn các loại thức ăn lên men cao gần như phư hủy.

Thông thường tôi thường ủ sẵn hàng vài thùng nhỏ các nguyên liệu để sử dụng quanh năm. Khi cần sử dụng tôi chỉ việc lấy ra mỗi thứ 1 lượng nhỏ rồi trộn tất cả lại với nhau. Khi thả mồi thì tôi chỉ thả cục mồi bằng quả cam nhỏ mà thôi. Để thả chính xác và đạt hiệu quả cao thì thôi hay sử dụng 1 loại dụng cụ được gọi là ben thả mồi


- Cá Trắm đen là loại đặc sản mà dân câu thèm muốn bắt được nhất, bởi thịt của chúng rât ngon, chắc, đậm đà khó tả, ( mật quí như mật Rắn ) chả thế mà mỗi 1 kg có giá tới 150 nghìn. Trắm đen càng khủng, nặng cân thì giá trị càng cao. càng quí hiếm, có những con Trắm nặng 5, 7, hay 10 kg, Nhà hàng hoặc khách VIP sẵn sàng trả từ 5-700 nghìn/ 1kg, mà cũng chả có mà mua. ( loại này đem luộc ăn nóng, vị chắc, thơm, ngọt, đậm đà chả khác nào thịt càng đùi con Cua Biển )
Có bác thợ câu tốn công mai phục mới săn được con trắm đen vài cân, 1 anh đi xe 4 bánh, lắm tiền, sành ăn trông thấy, cứ gạ gẫm mãi, trả khá nhiều tiền, mà bác ta cứ lắc đầu quầy quậy..Trắm đen là loại cá rất khó đoán tính cách của chúng, vì mỗi con có 1 tính cách riêng, chả con nào giống con nào, vì chúng ương, quái vậy nên càng khó câu. Bình thường nó chả thèm ăn mồi, nó có thể nhịn đói cả tuần lễ, nhưng khi ăn thì ăn rất nhiều. Trắm đen khác với chép, nó lại ghét vị thơm, ngọt, Nó chỉ thích vị tanh, hơi có vị khẳm, lợm, thôi thối.

làm mồi câu cá trắm đen

- Yêu cầu: điểm mai phục câu nó, là chỗ nước sâu, yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn ào, vì loại cá này rất thính, rất cảnh giác, thấy có gì đó đe doạ là nó không ăn mồi, không vào ổ câu. Hồ nước sâu trên 2m thì ta đánh gần cách bờ 8-9 m, hồ nước nông trên dưới 1m, ta phải đánh xa 30-50m vì nước nông cá nhìn rõ người sẽ sợ.

+ Mồi Câu cá trắm đen, chuẩn bị nguyên liệu: 4 kg ốc hột nhỏ, loại tươi, ngon, 4 kg lá sắn băm, 1 bát bã mắm cáy, 5 quả trứng vịt lộn sống (để hơi ung, có mùi 1 tý ), 1 bát gạo, 3 bát thóc mầm, trứng vịt hơi ung, hay 2 bộ lòng mề Gà, vịt băm nhỏ, Cứ ngửi thấy mùi này ở đâu là chúng mò đến liền. lưu ý loại ổ này chỉ phát huy tác dụng với trắm đen, chứ không câu tổng hợp cho mọi loại cá khác.

- Cách dùng mồi như sau, ( áp dụng cho câu Lục chạm, Mồi, hay lưỡi đôi ) Ta phải chọn ngày đầu và cuối con nước lên, xuống, kể cả ở Hồ cũng vậy, Lũ trắm cảm nhận rất rõ thời gian con nước, đó là đặc điểm sinh lý của chúng ( dù nước hồ không lên xuống nhiều như nước sông ) đầu con nước lên là ngày 8-14, 24-27 âm lịch, cuối con nước, ngày cuối con nước 5-8, 19-22 âm lịch, đây là những ngày mai phục trắm đen tốt nhất vì ngày này nó hăng ăn mồi nhất.

- Trắm đen chỉ ăn mồi ở chỗ chúng tạo ổ và quen thuộc, chỗ lạ là nó không ăn mồi. vì vậy, trước buổi câu 1-2 ngày ta phải tạo ổ nhử trắm đen vào cho nó quen mùi ổ, chọn điểm câu hợp lý rồi, ta phải cất công lội xuống dọn ổ cho chúng, lấy chân bới, khoét bùn tạo thành 1 cái Hố dài hình cái thuyền, rộng 0,5, dài 1m (Trắm đen chỉ thích nằm trong ổ ăn mồi) sâu 20 - 30cm. tạo ổ xong, thả ổ thính nhử nó như sau: Hỗn hợp ½ bát gạo, 1 bát thóc mầm, 2 kg lá sắn băm, 1 bát bã mắm cáy, 2 kg ốc vặn nhỏ đập dập ngay trước buổi câu, Nhào đều hồn hợp thành cục, ổ thính ước lượng phải tầm 4-5 kg mới hiệu quả, vì trắm ăn rất nhiều, thả trải đều trong hố, sau đó nhớ vị trí ổ để hôm sau câu, đến đêm Trắm đen đánh hơi mò vào, sục nằm trong ổ, ăn hết thính nhử, nhiều lúc hôm sau xuống kiểm tra chỉ còn mỗi vỏ ốc trong ổ.

- Hôm sau ta xuống, thả tiếp quả thính mới vào ổ và câu ngay. Nó ăn quen ổ nên mạnh dạn mò vào ăn tiếp. Ổ Câu Hỗn hợp 2 bát thóc mầm, 4 kg lá sắn băm, 1 bát bã mắm cáy, 3 kg ốc vặn nhỏ đập dập ngay trước buổi câu, 5 quả trứng vịt ung có mùi 1 tý ), Nhào đều hỗn hợp thành cục, ổ thính ước lượng phải tầm 4-5 kg mới hiệu quả, vì trắm ăn rất nhiều, thả trải đều trong hố, Trắm đen sẽ ngửi mùi, sục ổ ăn mồi rất mạnh bạo, khi ấy tìn hiệu phao báo sẽ rất rõ nét. Nếu bạn là 1 tay câu lão luyện và lành nghề thì bạn chỉ còn mỗi việc là nhanh tay, nhanh mắt và lên hàng. Nhưng yêu cầu bắt buộc là bạn phải nắm vững và thi triển kỹ thuật câu thật chuẩn xác và hữu hiệu. Nếu không chả khác gì, mồi câu dù hay nhưng gặp 1 tay câu không nắm rõ kỹ thuật, thì cũng cầm chắc thất bại, ví như 1 khẩu súng hay mà đưa vào tay 1 xạ thủ bắn tồi thì sao bắn trúng đích được đây?! Trên đây là một vài cách tự làm mồi xin chia sẻ để mọi người cùng tham khảo và chiêm nghiệm, Chúc các bác thành công !

Cần Câu
Máy Câu
Cần Câu
Cần Câu